Trang:Nho giao 2.pdf/177

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

177
NHO-GIÁO


thế nào là cái trí và cái dũng của kẻ tiểu-nhân. Tuân-tử nói rằng: « Có cái trí của thánh-nhân, có cái trí của kẻ sĩ và quân-tử, có cái trí của tiểu-nhân, có cái trí của đứa dịch-phu. Nói nhiều thì có văn-vẻ và có thống-loại, nghị-luận suốt ngày về những điều mình nói, thiên cử vạn biến, mà cái thống loại vẫn là một, ấy là cái trí của thánh-nhân.

« Nói ít thì dễ-dàng mà rõ-rệt, nghị-luận có khuôn phép, không có phóng-túng, như kéo thẳng cái dây, ấy là cái trí của kẻ sĩ và quân-tử.

« Lời nói thì siểm, việc làm thì trái với lời nói, làm việc thì nhiều sự khinh nhờn, ấy là cái trí của kẻ tiểu-nhân,

« Thoắng-thỉnh, bộp-chộp mà không có thống-loại, kỳ-quặc, viển-vông mà không dùng được, gãy gọn, nhanh-nhẩu, tinh-tường mà không vụ lấy thiết-thực, không kể việc phải việc trái, không bàn đến điều cong điều thẳng, chủ ý chỉ kỳ lấy tranh thắng với người ta, ấy là cái trí của đứa dịch-phu vậy » (Tính-ác, XXIII).

Dũng cũng có ba thứ: « Có thượng dũng, có trung dũng, có hạ dũng. Khi thiên-hạ có đạo trung, thì mình quả-cảm mà giữ cái thẳng của mình, không nương tựa vào đâu cả; đấng tiên-vương có đạo thì mình quả-cảm theo cái ý mà làm, trên không theo ông vua