Trang:Nho giao 2.pdf/184

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

184
NHO-GIÁO


Sinh là cái khởi đầu của người ta, tử là cái cuối cùng của người ta. Thủy chung đều hay cả, thì trọn cái đạo làm người vậy ». « Cho nên người quân-tử phải kính cẩn lúc thủy mà thận trọng lúc chung. Thủy chung như nhất, ấy là cái đạo của người quân-tử, và cái văn vẻ của lễ nghĩa. Nếu hậu lúc sinh mà bạc lúc tử, tức là kính cái có biết mà nhờn cái không biết, ấy là đạo của người gian ác và lại là cái lòng bội-bạn vậy » (Lễ-luận, XIX).

Đối với xã-hội và quốc-gia, thì Tuân-tử nói rằng: « Vạn vật cùng sinh trong khoảng trờ-đất mà hình-thể thì khác nhau, không có cái thích-nghi thường định mà đều có cái hữu-dụng cả. Số là nhân-loại cùng ở với nhau, sự cầu thì giống như nhau, mà lối cầu thì hhác nhau: cái muốn thì giống như nhau, mà sự biết thì khác nhau. Người sinh ra ở đời ai cũng có cái muốn thỏa ý mình, mà cái muốn ấy thì kẻ trí người ngu giống như nhau, còn cách làm cho thỏa ý mình, thì kẻ trí người ngu khác nhau. Thế đồng mà trí khác, việc làm riêng mà không có vạ, buông cái dục mà không cùng, thì lòng cạnh-tranh của dân nổi lên mà không làm cho vừa ý được. Như vậy thì kẻ trí-giả chưa làm được việc trị vậy. Kẻ trí-giả chưa làm được việc trị, thì công danh chưa nên. Công danh chưa nên, thì quần-chúng đều một loạt như nhau cả. Quần-chúng