Trang:Nho giao 2.pdf/188

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

188
NHO-GIÁO


điển-pháp, cái kỷ-cương của quần-loại. Cho nên phải học đến lễ mới thôi vậy » (Khuyến-học, I).

Nhạc. — Lễ là phân, nhạc là hòa. Lễ là để tiết-chế tâm thân, nhạc là lấy cái đẹp cái hay tự-nhiên mà cảm-hóa lòng người. Bởi vậy Tuân-tử rất chú ý đến nhạc, và bài-bác họ Mặc về cái thuyết bỏ nhạc. Ông nói rằng: « Nhạc là để làm cho vui vậy. Cái tính người ta chẳng ai là chẳng muốn thế, cho nên không thể không có nhạc. Nhạc thì phát ra ở thanh âm, hình ra ở động tĩnh, mà cái đạo của người ta và sự biến đổi của thanh âm, động tĩnh, tính thuật, là hết thảy ở nhạc vậy. Cho nên người ta không thể không có nhạc, nhạc không thể không có hình, hình mà không làm ra thành đạo, thì không thể không có loạn. Bậc tiên-vương ghét cái loạn cho nên mới chế ra tiếng nhã, tụng, để lấy mà làm cái đạo cho người ta, khiến cái thanh đủ lấy làm vui mà không lưu-đãng, khiến cái văn đủ biện-luận mà không ngoa, khiến cái khúc-trực, phồn tỉnh, liêm nhục, tiết tấu, đủ lấy mà cảm động cái lòng thiện của người ta, để cho cái khi tà-ô không có lối nào mà tiếp được. Ấy là cái phương-pháp của tiên-vương đặt ra nhạc vậy... Phàm cái âm nhạc vào người ta sâu, mà hóa người ta chóng, cho