Trang:Nho giao 2.pdf/189

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

189
NHO-GIÁO


nên tiên-vương cẩn-thận làm ra văn. Nhạc trung-bình thì dân hòa-thuận mà không lưu-đãng, nhạc nghiêm-trang thì dân tề không loạn. Dân hòa và tề, thì binh mạnh thành bền... Cho nên nói rằng: Nhạc là để làm cho vui vậy. Người quân-tử vui về được cái đạo, tiểu-nhân vui về được cái muốn. Lấy cái đạo chế cái muốn, thì vui mà không loạn, lấy cái muốn mà quên cái đạo, thì mê-hoặc mà không vui. Cho nên nhạc là để làm cái đạo cho sự vui vậy. Tiếng kim thạch ti trúc là cốt ở đạo đức vậy. Nhạc thi-hành ra thì cái sở hướng của dân có phương. Bởi vậy nhạc là cái thịnh đức của việc trị người vậy » (Nhạc-luận, XX).

Nói rút lại, vì người ta sinh ra ai cũng có tình có dục, cho nên phải có lễ chế chia rõ cái phận nghĩa, để khỏi cái lo về sự tranh-đoạt; người ta lại thích mến sự khoái-lạc, cho nên phải đặt ra âm nhạc trung bình để có cái vui thú chính-đáng, khiến cho không có điều dâm-loạn. Đó là cái chủ-đích của sự dùng lễ nhạc vậy.

V. — CHÍNH-TRỊ TRIẾT-LÝ

Cái học-thuyết của Nho-giáo tuy có phần triết-lý rất cao, nhưng bao giờ cũng chuộng