Trang:Nho giao 2.pdf/194

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

194
NHO-GIÁO


của dân, cho nên nói rằng: « Quân giả là cái nguồn của dân, cái nguồn trong thì giòng nước trong, nguồn đục thì dòng nước đục. Cho nên người có xã-tắc, không yêu dân, không lam lợi cho dân, mà cầu dân thân yêu mình, thì không thể được vậy. Dân đã không thân không yêu mình mà cầu để mình dùng và để vì mình mà liều chết, thì không thể được vậy. Dân đã không để mình dùng, không vì mình mà liều chết, mà cầu binh mạnh, thành bền, thì không thể được vậy. Binh không mạnh thành không bền, mà cầu quân địch không đến, thì không thể được vậy. Quân địch đã đến mà cầu không có sự nguy-tước, thì không thể được vậy. Cái thực tình sự nguy-tước, diệt-vong, đều ở sự tích-tập ấy vậy » (Quân-đạo, XII). Bậc nhân-quân muốn cho dân yêu mình và quí mình, thì phải có nhân có nghĩa. « Hết nhân với thiên-hạ, hết nghĩa với thiên-hạ, hết oai với thiên-hạ. Hết nhân với thiên-hạ thì ai cũng thân yêu, hết nghĩa với thiên-hạ thì ai cũng quí, hết oai với thiên-hạ thì không ai địch nổi » (Vương-chế, IX). Vậy, lấy nhân nghĩa mà trị thiên-hạ, thì thiên-hạ cho ngôi quân là cái gốc chung của thiên-hạ; mà những sự sửa-sang và xếp-đặt làm cho tôn-nghiêm và vững-bền cái ngôi quân, là cốt để làm tôn nghiêm và vững-bền cái gốc của thiên-hạ. Cho nên nói rằng: « Người nào làm