Trang:Nho giao 2.pdf/199

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

199
NHO-GIÁO


Pháp hậu-vương. — Cái học của Tuân-tử về đường chính-trị có một điều tương-phản các tiền-nho là cái thuyết pháp hậu-vương. Các nho-giả đời trước đều lấy những thánh-vương như Nghiêu, Thuấn, làm tiêu-chuẩn. Tuân-tử thì cho những thánh-vương đời cổ cùng với thánh-vương đời Tam-đại không khác gì nhau, vì các vương-giả, bất cứ đời nào cùng theo một đạo cả. Đấng nhân-quân, cái ngôi thì tôn mà cái chí thì cung-kính, cái tâm thì cẩn-thận mà cái đạo thì lớn, những sự thính thị thì gần mà sự kiến văn thì xa. Bởi sao? Bởi cái thuật của mình giữ được như thế. Cho nên cái tình của nghìn người vạn người, với cái tình của một người cũng như nhau. Trời đất lúc đầu mới sinh ra cũng như ngày nay. Cái đạo của bách vương là cái đạo của hậu-vương», (Bất-cấu, III). Hậu-vương là nói những cận thời chi vương, như vua Văn vua Vũ nhà Chu vậy.

Tuân-tử cho vương-đạo bao giờ cũng là một, mà cái tính tình của người ta bao giờ cũng không khác. Cho nên nói rằng: « Thánh-vương có hàng trăm, ta biết bắt-chước ai? — Rằng: cái văn lâu ngày thì mất, cái tiết-tấu lâu ngày thì tuyệt, chức hữu-tư đời đời giữ pháp-độ lâu ngày cũng mất. Muốn biết cái sự nghiệp của thánh-vương thì xem ở chỗ rõ-ràng, tức là xem ở hậu-vương. Đấng hậu-