Trang:Nho giao 2.pdf/20

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

20
NHO-GIÁO


sinh con ra trọn-vẹn, con trọn-vẹn mà đem về, khá gọi là hiếu. Không hư-hỏng thân-thể, không nhục thân danh, khá gọi là trọn-vẹn vậy.» (Tế-nghĩa). Lấy hai cái lẽ tôn thânphất nhục mà hiểu nghĩa chữ hiếu, thì cũng có phần cao-minh, vì có ý khuyến-khích người ta cố-gắng học-tập cho hay hơn tốt hơn, để xứng cái công-đức cha mẹ. Nhưng hậu-thế lại nệ về chữ « toàn nhi sinh, toàn nhi qui » mà hiểu ra cách giữ cái tóc, cái móng chân, móng tay, nghĩa là chỉ hiểu cách thô-thiển về đường giữ thân-thể, thành ra nhút-nhát nhu-nhược không ra thể-cách con người trượng-phu nữa. Về phần cao-minh mà còn hiểu lầm như thế, huống chi người đời lại chú ý về việc nuôi mà thôi, rồi bày ra những trò trẻ con như lắm truyện trong «Nhị-thập-tứ-hiếu» thì lại càng vô-lý lắm nữa.

Đạo hiếu vốn là cái nền luân-lý rất tốt, nhưng vì người đời quá thiên về đường thiển-cận làm thành ra mất cả ý-nghĩa cao xa đi, ấy cũng là một điều đáng tiếc cho Nho-giáo vậy. Tuy cái học của phái Tăng-tử không được đúng như tôn-chỉ của Khổng-tử cho lắm, nhưng phái ấy có cái công rất lớn với Nho-giáo là đã giữ được những lời giảng-dụ của Khổng-tử, chép ra ở sách Luận-ngữ và lại làm ra sách Đại-học và sách Trung-dung để bày tỏ cái chủ-đích sự học và những lẽ