Trang:Nho giao 2.pdf/200

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

200
NHO-GIÁO


vương kia là đấng nhân-quân của thiên-hạ, bỏ hậu-vương mà theo thượng-cổ thì ví như bỏ đấng nhân-quân của mình mà theo đấng nhân-quân của người. Cho nên nói rằng: Muốn xem nghìn năm về trước, thì xem mấy ngày bây giờ; muốn biết ức vạn, thì xem một hai; muốn biết đời thượng cổ, thì xét rõ cái đạo nhà Chu; muốn biết đạo nhà Chu, thì xét rõ ông vua mà người ta lấy làm quí. Cho nên nói rằng: lấy gần mà biết xa, lấy một mà biết vạn, lấy cái vi ẩn mà biết cái sáng rõ, tức là thế vậy. Kẻ vọng-nhân nói rằng: « Đời xưa và đời nay, cái tình khác nhau là vì cái đạo trị loạn khác nhau. » Chúng-nhân nghe lời ấy mà mê-hoặc vậy. Chúng-nhân ngu mà không có biện thuyết, dại mà không biết đạc-lượng, cái sở-kiến của chúng-nhân còn khả dối được, huống chi chuyện nghe đã nghìn đời xưa. Đối với bọn vọng-nhân, ngay trong khoảng môn-đình còn có điều sai ngoa, huống nữa là việc ở nghìn đời xưa. Còn bậc thánh nhân thì sao không dối được? — Rằng: thánh-nhân lấy ý mình mà đạc cái ý của cổ nhân, cho nên người không dối được mình, mà mình cũng không dối người. Lấy người đạc người, lấy tình đạc tình, lấy loại đạc loại, lấy ngôn-thuyết mà đạc cái công-nghiệp, lấy đạo mà xem hết cái lý của muôn vật, thì cổ kim không khác gì nhau. Các loại không