Trang:Nho giao 2.pdf/201

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

201
NHO-GIÁO


có trái nhau, tuy lâu đời nhưng cái lý vẫn đồng. Cho nên trông thấy tà-khúc mà không mê, xem tạp-vật mà không hoặc, là vì lấy những điều nói trên mà trắc-đạc. Trước đời Ngũ-Đế không có sự tích của người nào để lại, không phải là không có người hiền, nhưng vì lâu đời vậy. Trong đời Ngũ-Đế không có cái chính-sách truyền lại, không phải là không có thiện-chính, nhưng vì lâu đời vậy. Vua Vũ, vua Thang có truyền cái chính-sách lại, mà không rõ bằng nhà Chu, không phải là không có thiện-chính, nhưng vì lâu đời vậy. Cái truyền đã lâu thì cái luận sơ-lược, cái truyền gần thì cái luận tường-tận. Lược thì nói cái đại-cương, tường thì nói đủ mọi điều. Người ngu thì nghe cái đại-lược không biết cái tường, nghe cái tường không biết cái lớn. Bởi thế cho nên cái văn lâu ngày thì mất đi, cái tiết-tấu lâu ngày thì tuyệt-diệt » (Phi-tướng, V). Cứ như Tuân-tử thì bậc vương-giả phải theo cái đạo đời Tam-đại và theo phép của hậu-vương. « Đạo bất quá Tam-đại, pháp bất nhị hậu-vương 道 不 過 三 代,法 不 貳 後 王: Đạo không qua đời Tam-đại, phép không khác hậu-vương » (Vương-chế, IX), Nghĩa là đối với đời Chiến-quốc mà bàn vương-đạo thì không nên bàn quá việc nhà Hạ, nhà Ân, nhà Chu; nếu xét quá lên nữa, thì xa lắm, khó tin là xác-thực