Trang:Nho giao 2.pdf/213

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

213
NHO-GIÁO


không phân việc phải trái, không biện-biệt sự trị loạn. là phải bỏ đi. Song cái lý thường của ta, thì có cái vô cùng chi lý, mà sự phải trái và sự trị loạn, thì mỗi thời một khác và mỗi người hiểu ra một cách, lấy gì làm mực nhất định mà theo? Tuân-tử thấy rõ chỗ nguy-hiểm ấy, cho nên xướng lên cái thuyết: « Cố học giã giả, cố học chỉ chi giã 故 學 也 者,固 學 止 之 也: Cho nên học là vốn học cho đến chỗ thôi vậy ». Chỗ thôi ấy là chí-túc, tức là bậc thánh bậc vương. Lấy bậc thánh bậc vương làm tiêu-chuẩn cùng cực, không được vượt qua hơn nữa. Hễ ai không theo là cấm. Đó là cái phương-pháp chuyên-chế đã thấy ở cái học chính-danh vậy. Cái phương-pháp ấy thành ra cái chủ-nghĩa độc-tôn, tuy đương thời là cốt để vãn cứu cái học hoài-nghi, nhưng về sau thật là một cái trở-lực cho sự học-vấn. Nho-giáo mà sau thành ra một cái học tầm-thường, mất hết cả các cái quan-niệm cao iễn, là bởi cái kết-quả tự-nhiên của cái chủ-nghĩa hẹp-hòi về công-dụng, và cái chủ-nghĩa chuyên-chế độc-tôn.

Ta phải biết rằng những sự ứng-dụng của sự học-vấn là phải vượt qua cái lợi thiển-cận trước mắt của người thường, phải đem cái nhỡn-giới của sự học-vấn lên cao quá những cái quyền-lợi ngay một lúc, thì ta mới đạt tới những điều ca-oxa huyền-bí và mới