Trang:Nho giao 2.pdf/218

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

218
NHO-GIÁO


người muốn cứu đời thì thấy sự học cao xa không có ích ngay cho việc đương thời, đều chú-trọng ở sự công-dụng thiển-cận, và thiên về mặt hình-pháp, chủ-trương cái thủ-đoạn chuyên-chế mà bắt buộc nhân-chúng phải phục-tùng những nhà có quyền-thế. Vì những lẽ ấy, các học-phái đều mất dần đi, chỉ còn lại cái học-phái hình-danh, chuyên chủ về mặt chính-trị.

Nho-giáo vốn là cái học tích-cực có cái tôn-chỉ rất cao minh, thế mà đến bấy giờ cũng biến-thiên ra cái học chuyên trị về mặt hình-pháp, chỉ cầu lấy sự công-dụng hẹp-hòi trước mắt. Ấy là đủ biết cái học-thuật ở cuối đời Chiến-quốc đã suy kém lắm vậy.

Sự biến-thiên ấy có thể chia ra làm ba độ. Lúc đầu Khổng-tử lấy « nhân » mà dạy người ta cách đối thời dục vật, tức là lấy cái trực-giác mẫn-nhuệ mà theo thiên-lý để xử-trí mọi việc cho hợp thời thuận lý, khiến vạn vật các đắc kỳ sở và giữ được cái sinh-thú ở đời. Thật là một sự học có cái thái-độ rất ung-dung hoằng-đại, đáng làm cơ-sở cho sự học của người quân-tử.

Cái học ấy truyền được hơn một trăm năm, Mạnh-tử lại phát-minh ra cái mối tâm-học rõ-ràng hơn nữa. Ông dạy người ta giữ lấy cái bản-tâm rất linh-diệu, tự nó sáng suốt, khiến ta biết rõ cái chân-lý ở đời. Theo cái