Trang:Nho giao 2.pdf/219

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

219
NHO-GIÁO


học của ông mà hễ nguời nào giữ được cái tâm sáng-suốt, thì biết « nhân » là vườn rộng ta ở, « nghĩa » là cái đường lớn ta đi, không bao giờ bị cái lợi và cái dục làm cho ta lầm đường lạc lối. Nho-giáo truyền đến đó tuy về đường hình-thức có một vài điều hơi khác cái học của Khổng-tử, nhưng cái tinh-thần vẫn là một.

Cách Mạnh-tử độ mấy chục năm, thì có Tuân-tử xuớng lên cái thuyết tính-ác và lại chú-trọng ở sự dùng lễ mà kiểu-sức cái tính-ác. Tuy ông vẫn giữ cái nền nhân nghĩa trung tín để làm cơ-sở cho sự giáo-hóa, nhưng ông thiên về mặt công-dụng và chủ-trương cái thủ-đoạn chuyên-chế để trừ bỏ những điều mà ông cho là tà-thuyết, bí-từ. Cái kết-quả của sự học ấy gây thành cái chính-trị chuyên-chế ở đời nhà Tần vậy.

Ấy là từ đời Xuân-thu đến cuối đời Chiến-quốc cái học của Nho-giáo đã biến-thiên đi như thế. Hết đời Tuân-tử thì trong Nho-giáo chỉ còn có một người trứ-danh hơn cả là Hàn Phi; song Hàn Phi lại không phải là người chân-nho nữa, cho nên ta có thể nói rằng Nho-giáo truyền đến đầu đời nhà Tần là đã gián-đoạn vậy.

Hàn Phi. — Hàn Phi 韓 非 là một vị công-tử nước Hàn, cùng với Lý Tư 李 斯 theo học