Trang:Nho giao 2.pdf/232

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

232
NHO-GIÁO


cử thực sự, khử vô dụng, bất đạo nhân nghĩa giả 故 明 主 舉 實 事,去 無 用,不 道 仁 義 者: Cho nên bậc minh-chủ quí sự thực, bỏ cái vô-dụng, không nói nhân nghĩa » (Hiến-học, L). Hàn Phi cho sự thực là những sự có ích ngay trước mắt và vô-dụng là những điều có nghĩa lý sâu xa. Cái học của ông nông-nổi và hẹp-hòi như thế, cho nên mới nói rằng: « Nhân chủ chi thính ngôn giã, bất dĩ công dụng vi đích, tắc thuyết giả đa cức thích 人 主 之 聽 言 也,不 以 功 用 爲 的,則 說 者 多 棘 刺: Kẻ nhân-chủ, nghe nói mà không lấy công-dụng làm đích, thì thuyết-giả hay nói nhiều điều gai gốc » (Ngoại-chừ thuyết-tả thượng, XXXII). Lời nói có nhiều gai gốc tất là sinh ra biện-luận; biện-luận tuy có lợi cho sự văn-học, nhưng không lợi cho sự chuyên-chế của nhà vua. Hàn Phi cho là văn-học, mà nhiều ra thì trên có lệnh xuống, dân lấy văn học mà bẻ là trái; phép đặt ra, dân lấy việc riêng mà làm trái phép; ấy là loạn. Vậy nên ông rất ghét văn-học. Theo cái học của ông thì trong nước không cần có dư-luận, chỉ một mình ông vua có quyền được chế-định ra các phép tắc, bắt mọi người đều phải phục-tùng. Dẫu những phép tắc ấy hay dở thế nào, cũng không ai được nghị-luận gì cả. Ông nói rằng: « Minh chủ chi quốc, lệnh giả ngôn tối quí giả giã, pháp giả sự tối thích giả giã. Ngôn