Trang:Nho giao 2.pdf/26

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

26
NHO-GIÁO


Nói rúl lại, cái chủ đích sự học của người ta là đem cái đức sáng của Trời phú cho, mà sửa mình cho hoàn-toàn, rồi mới trị được người. Muốn sửa mình thì phải chính tâm, thành ý và trí tri. Đã trí tri là cách vật. Khi đã trí tri và cách vật, thì ý thành, tâm chính, tức là sửa được thân. Thân đã sửa được, thì có thể tề được gia, trị được quốc, bình được thiên-hạ. Vậy trước sau phải lấy sự sửa mình làm gốc. Sửa mình để trị nước và bình thiên-hạ. Thành thử cái học của Nho-giáo rất quan-hệ đến việc tiến-hóa của quốc-gia và xã-hội.

Đại-để sách Đại-học cốt có bấy nhiêu mà thôi. Cách lập-ngôn thì theo lối cổ, thường hay nói lắp đi lắp lại, nhưng rất có thống-hệ, văn-lý tiếp-tục, ý-nghĩa tinh-mật, thật là một sách thời cổ rất có giá-trị.

Trung-dung 中 庸. — Tăng-tử mất, truyền cái học lại cho học-trò là Khổng-Cấp 孔 伋, tự là Tư 思, cháu đích tôn Khổng-tử. Tử-Tư nối nghiệp dạy học-trò, đem cái phần uyên-áo của Khổng-giáo mà nói rõ ở thiên Trung-dung

Sách Hán-thư chép rằng sách của Tử-Tư có 23 thiên, nhưng sau chỉ có thiên Trung-dung truyền ở đời. Thiên này trước chép ở trong sách Lễ-ký cũng như thiên Đại-học,