Trang:Nho giao 2.pdf/27

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

27
NHO-GIÁO


mãi đến đời nhà Tống mới in riêng ra thành sách.

Sách Trung-dung nói cái chủ-nghĩa chấp-trung của thánh hiền đời xưa và thuật lại cái ý-chỉ của Khổng-tử. Trước hết nói cái bản-nguyên của đạo là tự Trời mà ra, không thể thay đổi đi được, và cái thực-thể của đạo ấy có đủ cả ở mình, không thể xa lìa ra được. Thứ nói cái cốt-yếu tồn, dưỡng, tỉnh, sát. Sau nói cái cùng-cực của thánh, thần, công, hóa. Ai muốn học những điều ấy, thì tìm lấy trong mình mình mà tự hiểu lấy, để bỏ những điều thiên-tư của những sự ngoại-dụ, mà sung-khoáng cái thiện bản-nhiên của Trời phú cho.

Tử-Tư dẫn những lời của Khổng-tử đã giảng về đạo trung-dung. Ngài nói rằng: « Trung hòa là cái tính tình tự nhiên của trời đất, mà trung-dung là cái đức-hạnh của người ta. Trung là giữa, không lệch về bên nào, dung là thường, nghĩa là dùng đạo trung làm đạo thường. Đạo trung dung thì ai cũng có thể theo được, thế mà không mấy người chịu theo. Khác nào như ai cũng ăn uống cả, nhưng ít người ăn mà biết rõ mùi vậy. Chỉ có thánh-nhân mới theo được mà thôi, vì theo đạo ấy cốt phải có ba cái đạt-đức là trí, nhândũng. Trí là để biết rõ các sự-lý,