Trang:Nho giao 2.pdf/39

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

39
NHO-GIÁO


phân cao thấp không? Tính người ta làm lành như nước chảy xuống chỗ thấp vậy: Người không ai là không thiện, nước không lúc nào là không chảy xuống chỗ thấp. (Nhân tính chi thiện giã, do thủy chi tựu hạ giã: Nhân vô hữu bất thiện, thủy vô hữu bất hạ 人 性 之 善 也,猶 水 之 就 下 也:人 無 有 不 善,水 無 有 不 下). Giá có vẩy lên thì nước có thể té lên quá trán, ngăn lại thì có thể ở trên núi được. Đó là bị cái thế ép, chứ không phải là cái tính của nước. Tính người cũng vậy, có thể khiến làm điều bất thiện được ».

Ông giải rõ cái nghĩa tại sao mà nói là tính thiện: « Nãi nhược kỳ tình[1], tắc khả dĩ vi thiện hỹ, nãi sở vị thiện giã. Nhược phù vi bất thiện, phi tài chi tội giã 乃 若 其 情,則 可 以 爲 善 矣,乃 所 謂 善 也.若 夫 爲 不 善,非 才 之 罪 也: Cứ theo cái bản-năng của người ta, thì ai cũng có thể làm lành, cho nên mới nói là thiện. Nếu có làm điều bất-thiện là không phải cái tội ở cái bản-năng của người ta ». — « Người ta ai cũng có lòng trắc-ẩn, ai cũng có lòng tu-ố, ai cũng có lòng cung-kính, ai cũng có lòng thị-phi. Lòng trắc-ẩn là nhân, lòng tu-ố là nghĩa, lòng cung-kính là lễ, lòng


  1. Trong sách Mạnh-tử thường dùng chữ tình với chữ tài đồng một nghĩa. Chữ tình ở đây cũng nghĩa như chữ tài.