Trang:Nho giao 2.pdf/40

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

40
40
NHO-GIÁO


thị-phi là trí. Nhân nghĩa lễ trí, không phải là ở ngoài mà đúc lên đâu, ta vốn có sẵn cả, chỉ vì không nghĩ đến mà thôi. Cho nên nói rằng: « Tìm thì thấy, bỏ thì mất ». Có người hay hơn hoặc dở hơn gấp hai, gấp năm, gấp số không kể được, đều là vì không biết dùng hết cái bản-năng của mình vậy. Năm được mùa, thì con em làm điều hay, năm mất mùa, thì con em làm điều bậy. Đó không phải Trời phú cho cái bản-năng khác nhau như thế, chỉ tại ta để cái tâm của ta hãm đắm vào vật-dục, cho nên mới hóa ra thế. Xem như gieo hạt lúa xuống đất rồi bón xới vào, hạt lúa cùng ở một chỗ, cùng gieo một lúc, mọc lên ngùn-ngụt, đến ngày hạ-chí, đông-chí, đều chín cả. Nếu có hạt tốt hạt xấu là tại màu đất, mưa móc và công việc người ta làm không đều. Phàm vật đồng loại, thì giống như nhau cả, sao đến người thì lại ngờ là không giống. Bậc thánh-nhân với ta cũng là đồng một loài như nhau. Bởi vậy Long-tử nói rằng: Không trông thấy chân người ta mà làm giày, thì biết là không làm cái sọt. Giày mà giống nhau, là vì chân người ta ai cũng thế cả.

« Miệng đối với vị ngon đều giống nhau, người sành ăn như Dịch Nha là người biết trước cái thích của miệng ta. Nếu khiến cái miệng của Dịch Nha đối với vị ngon mà lại không giống như mọi người, tựa như giống