Trang:Nho giao 2.pdf/41

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

41
NHO-GIÁO


chó giống ngựa, không đồng loại với ta, thì sao đối với vị ngon thiên-hạ lại theo cái sành ăn của Dịch Nha? Đối với vị ngon mà thiên-hạ theo Dịch Nha, là vì cái miệng thiên-hạ thích vị ngon ai cũng như ai. Cái tai nghe cũng vậy. Như tiếng âm-nhạc thì ai cũng theo người giỏi đàn như Sư Khoáng. Vì rằng cái tai người ta ai cũng như ai. Cái mắt trông cũng vậy. Đẹp như Tử-Đô, thì thiên-hạ ai chẳng biết là đẹp. Người mà không biết Tử-Đô là đẹp, là người không có mắt. Bởi vậy cho nên nói rằng: Miệng đối với vị ngon, thì đều thích như nhau, tai đối với tiếng đàn hay, thì đều nghe như nhau, mắt đối với sắc đẹp, thì đều trông thấy như nhau. Thế mà có một cái tâm lại không giống nhau là cớ sao? Những cái mà tâm của người ta đều thích như nhau là những cái gì? Là cái lý, cái nghĩa. Thánh-nhân là bậc đã tìm được trước ta những cái mà tâm của ta đều thích. Cho nên lý và nghĩa làm cho thích cái tâm của ta, cũng như thịt giống thú ăn cỏ, ăn cám, làm cho thích miệng ta vậy.

« Xưa kia những cây ở trên núi Ngưu-sơn thường dườm-dà rất đẹp. Vì núi ấy ở vào cõi một nước lớn, rìu búa chặt mãi đi, thế thì những cây ấy có đẹp được nữa không? Những cây ấy đã bị chặt rồi, ngày đêm nghỉ ngơi, mưa móc tưới vào, lại đâm chồi ra. Song