Trang:Nho giao 2.pdf/44

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

44
NHO-GIÁO


thì như lửa mới bắt đầu cháy, như suối mới bắt đầu chảy ». (Công-tôn Sửu thượng).

Đã nói ở trên rằng Mạnh-tử nói tính thiện là nói cái bản-nguyên tinh-thuần, tức là cái thiên-lý của Trời phú cho, chứ không phải là nói cái tính gồm cả tình-dục của Người ta.

Những nhà tâm-lý-học ngày nay xét cái tính của khí chất, cho nên mới nói cái tính của người ta có sẵn cả thiện đoan và ác đoan. Thiện đoan là lòng vị-tha bác-ái, lòng yêu sự hay, sự đẹp và sự thực; ác đoan là lòng vị-kỷ, lòng thị-dục v. v. Theo cái học ngày nay thì người thiện hay ác là tùy cái giáo-dục, cái tập-quán và cái hoàn-cảnh làm cho thiện đoan phát-triển ra, hay là ác đoan bành-trướng lên.

Cùng một chữ tính, song chữ tính của ta dùng có nghĩa khác. Nếu xét không kỹ, thì ta không hiểu rõ cái thuyết của Mạnh-tử vậy.

Tâm. — Mạnh-tử cho tính là cái bản-nguyên của Trời phú cho, tức là cái thiên-lý chí linh chí diệu. Bởi cái lý-tưởng ấy mà ông lập ra cái tâm-học triết-lý rất cao. Ông cho là người có tính ấy, tất là có tâm ấy. Tâm với tính là một vậy. Tâm là phần chủ-tể trong người ta. Hễ hiểu rõ cái tâm, thì ta biết rõ cái tính, biết rõ cái tính, thì biết rõ trời đất và vạn vật, tức là cách vật trí tri đó vậy. Ông nói rằng: « Tận kỳ tâm giả, tri kỳ tính giã. Tri kỳ tính