Trang:Nho giao 2.pdf/67

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

67
NHO-GIÁO


của Khổng-tử thì hồn-nhiên lúc nào cũng ôn-hòa, thuần-hậu, mà người quân-tử của Mạnh-tử thì khuê-giốc, nghĩa là cứng-cỏi, có góc, có cạnh.

Mạnh tử cho là người quân-tử bao giờ cũng phải lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, làm tôn-chỉ. Ông nói rằng: « Đất rộng, dân nhiều, đó là sự muốn của người quân-tử, nhưng chưa phải là cái vui của người quân-tử. Đứng đầu trong thiên-hạ, định được sự hòa-bình cho dân bốn bể, đó là cái vui của người quân-tử, nhưng chưa phải là cái mà người quân-tử cho là bản tính của mình. Cái mà người quân-tử cho là bản tính của mình, thì tuy làm việc to lớn cũng không thêm lên được, mà tuy phải khổ sở cũng không bớt đi được, là vì cái đó Trời đã định phận rồi. Cái mà người quân-tử cho là bản tính của mình là: nhân, nghĩa, lễ, trí, căn-bản ở trong tâm người ta. Những cái ấy sinh-sản ra, thì trông thấy rõ ở mặt, thấy sáng ở lưng, thấy hiện ra ở chân tay. Chân tay không nói mà tự khắc hiểu, nghĩa là tự-nhiên hiển-hiện ra ở sự cử-chỉ hành-động. » (Tận-tâm, thượng). Người quân-tử lúc nào cũng cứ ngay thẳng mà làm điều lành điều phải, chứ không vì tư tâm tư lợi mà hại đạo lý. « Cư thiên-hạ chi quảng cư, lập thiên-hạ chi chính vị, hành thiên-hạ chi đại đạo. Đắc chí, dữ dân do chi;