Trang:Nho giao 2.pdf/87

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

87
NHO-GIÁO


đồng; đánh nhau để lấy thành, giết người đầy thành; như thế gọi là đem đất ăn thịt người, tội ấy đem xử tử còn chưa hết tội. Cho nên kẻ thiện chiến thì nên chịu thượng hình, kẻ liên-hợp Chư-hầu để đánh nhau, thì nên chịu tội thứ, kẻ bắt dân đi mở chỗ rừng rậm để làm ruộng đất cho vua, thì nên chịu tội thứ nữa. » (Ly-Lâu, thượng).

Nói rút lại, cái học-thuyết của Mạnh-tử về đường chính-trị là cốt lấy sự hòa-bình mà bảo-tồn lấy dân. Đó là do sự cảm-xúc cái hoàn-cảnh đương thời, dân tình khổ-sở vì nỗi vua chúa tranh quyền tranh lợi, thiên-hạ loạn-lạc, cho nên ông muốn đem cái đạo lớn của thánh hiền mà khuyên răn mọi người, khiến cho ai nấy đều hồi-tỉnh lại, lấy nhân nghĩa mà đối với quốc-gia để cứu vớt muôn dân. Cái chính-sách của ông là cái chính sách cứu đời vậy.

III. — TÀI NGHỆ CỦA MẠNH-TỬ

Bài-xích các học thuyết khác. — Trong thời Mạnh-tử, các học-thuyết thịnh-hành lên, có nhiều học-thuyết xung-đột nhau kịch-liệt lắm, mà nhất là cái học của họ Dương và họ Mặc lại có thế-lực rất mạnh. « Dương-tử thủ vị-ngã,