Trang:Nho giao 2.pdf/95

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

95
NHO-GIÁO


và không khóc với nhau, là ít có vậy ». (Ly-Lâu, hạ),

Lối lập-ngôn như thế rất dễ hiểu, mà xem không mỏi, không chán. Song lời văn của Mạnh-tử thường hay có góc có cạnh, không được ôn-nhuận như lời văn của Khổng-tử. Lời văn của Khổng-tử là lời nói của ông thầy, câu nào cũng sung-thiệm hàm-súc, thật đáng là bậc thánh-sư muôn đời. Lời văn của Mạnh-tử là lời nói của một người đi truyền đạo, có cái khí-tượng hùng-kính và bộc-trực, rất đáng giúp thánh-nhân làm cho rõ mối đạo vậy.

Bộ sách Mạnh-tử và sách Luận-ngữ, sách Đại-học, sách Trung-dung cùng với năm kinh của Khổng-tử là mấy bộ sách cốt-yếu của Nho-giáo. Về đường học-vấn của Nho-giáo, thì sách Mạnh-tử rất có giá-trị. Trình Y-xuyên đời nhà Tống nói rằng: « Kẻ đi học nên lấy sách Luận-ngữ và sách Mạnh-tử làm cốt. Đã biết được hai bộ sách ấy, thì không cần phải học năm kinh cũng rõ được đạo của thánh-hiền vậy ».

Phái chính-truyền của Nho-giáo là phái Tăng-tử ở nuớc Lỗ, truyền đến Mạnh-tử là hết. Về sau học-trò ông không có ai nối được đạo thống, thành thử cái học của Nho-giáo càng ngày càng sai lầm mãi đi. Vả ngay đời