Trang:Nho giao 3.pdf/100

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

100
NHO-GIÁO


sở-trường của Nho-giáo, dẫu có bỏ mất phần cao-minh đi nữa, nó vẫn có đủ tư-cách mà duy-trì được mãi mãi.

Sự mở-mang Nho-học. — Đời Tam-Quốc (220-265) nước Tàu chia ra làm ba nước là Ngụy, Thục, Ngô. Không kể chi những nước ở biên-địa, như nước Thục và nước Ngô, việc học không được mở-mang là mấy, nước Ngụy là đất trung-nguyên nước Tàu, nhân vật rất nhiều, cho nên Võ-vương Tào Tháo và Văn-đế Tào Phi đều mở nhà Thái-học ở Lạc-dương để dạy năm Kinh.

Nhà Tây-Tấn (265-316) thống-nhất thiên-hạ, vua Vũ-đế là Tư-mã Viêm lập nhà học, nhà hiệu ở các châu quận, dựng nhà Tích-ung, nuôi học-sinh đến hơn 7.000 người.

Nhà Đông-Tấn (317-429) bị giặc Ngũ-Hồ đánh phá, phải dời đô về đất Giang-nam, cũng lập nhà Thái-học để dạy kẻ sĩ.

Trong đời Nam-Bắc-triều, ở phía nam thì có nhà Tống (402-566), nhà Tề (479-501), nhà Lương (402-566), nhà Trần (567-588) đều mở nhà Nho-học-quán, hoặc đặt quan Quốc-tử tế-tửu, hoặc đặt quan Ngũ-kinh bác-sĩ để dạy các kinh. Ở phía bắc thì có nước Hậu-Ngụy (386-535), Bắc-Tề (552-579) và Bắc-Chu (556-582), tuy là dòng-dõi người Hồ vào ở nước Tàu, nhưng đã nhiễm cái