Trang:Nho giao 3.pdf/104

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

104
NHO-GIÁO


Trong đời Tam-Quốc chỉ có Chư-cát Lượng 諸 葛 亮 ở nước Thục là một nhà chính-trị theo được cái tôn-chỉ của Nho-giáo, xuất xử hành chỉ, đều hợp đạo nghĩa. Cho nên hậu-thế cho là sau đời Tam-Đại chỉ có một người ấy mà thôi. Còn những nhà văn-học, thì ở nước Ngụy có Vương Túc 王 肅, tự là Tử-ung 子 雍 là trứ danh hơn cả. Vương Túc soạn ra sách Khổng-tử gia ngữ 孔 子 家 語, và nối cái học của Mã Dung đời Đông-Hán mà làm ra những lời giải về kinh Thư, kinh Thi, sách Luận-ngữ, sách Tam Lễ và sách Tả-truyện. Ngoại giả những người văn-học thủa ấy mượn tiếng Kinh-học, mà kỳ thực là theo Lão-học. Như bọn Hà Yến 何 晏 chú-thích kinh Dịch, Vương Bật 王 弼 chú-thích Luận-ngữ, nhưng vẫn thích bàn về huyền-lý của Lão Trang, và chỉ chuyên về mặt từ-hoa, chứ không vụ cái danh-giáo như đời Đông-Hán nữa.

Trong đời Lưỡng-Tấn và những nhà bên Nam-triều, thì những người Kinh-học cũng khá nhiều, song chỉ có Vương Kiệm 王 儉 đời nhà Tề là có tiếng giỏi về Lễ, NhạcXuân-thu, và Hoàng Khản 皇 侃 đời nhà Lương, làm Luận-ngữ nghĩa sớ. Những người nổi tiếng về văn-học, thì ở đời nhà Tấn có Đào Tiềm, đời Tống có Tạ Linh-Vận, Nhan Diên-Chi v. v. Ngoại giả các học-giả