Trang:Nho giao 3.pdf/107

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

107
NHO-GIÁO


Đời nhà Đường sự học rất thịnh. Trong nước có Nho-học, Phật-học, Lão-học, và các tôn-giáo ở phương tây truyền sang. Nho-học rất thịnh về mặt văn-chương và khoa-cử, mà Phật-học thì rất thịnh về mặt tư-tưởng. Còn Lão-học thì chỉ thịnh về mặt đan-đỉnh và phù-lục, tức là về mặt tu-luyện và phù-phép, chứ cái học huyền-lý thì rất kém. Các tôn-giáo ở phương tây như Yêu-giáo (Maz-déisme)[1] ở Ba-tư (Perse), Cảnh-giáo (Nes-torianisme) là một phái của Cơ-đốc-giáo ở Tiểu-Á-tế-á, và Thiên-vương-giáo (Mahomé-tisme) ở A-lạp-bá (Arabie), lúc ấy đều truyền sang nước Tàu.

Song cái học quan-hệ đến quốc-gia và xã-hội mật-thiết hơn cả là Nho-giáo, cho nên nhà vua phải hết sức tưởng-lệ để cầu lấy nhân-tài ra dùng ở đời. Chỉ hiềm cái học-trong đời nhà Đường quá thiên về mặt khoa-cử, chỉ trọng ở lối chú-sớ 註 疏, nghĩa là theo những lời giải-thích của các nho-giả đời Hán và đời Tam-Quốc, Lục-Triều, thành ra các học-giả vụ lấy ký tụng được nhiều, chứ không cần lấy suy-xét nghĩa-lý cho lắm. Vậy nên về đường nghĩa-lý, Nho-giáo thủa ấy không


  1. Người Tàu dịch chữ Ormazd là Yêu-nhĩ-ma, tên một vị dương-thần đứng đầu trong đạo ấy, cho nên gọi tắt là Yêu-giáo.