Trang:Nho giao 3.pdf/108

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

108
NHO-GIÁO


những đối với cái học cao như Phật-học, thì đã là kém xa, mà so với Nho-học đời Hán cũng có phần thua kém.

Cái học chú-sớ đời Đường là cốt theo cái học huấn-hỗ đời Hán, cho nên vua nhà Đường rất chú-ý về kinh-học. Nhà Đường chia các kinh ra làm ba hạng. Đại kinh là: Lễ-ký, Xuân-thu Tả-truyện; trung kinh là: Thi, Chu-lễ, Nghi-lễ; tiểu kinh là: Thư, Dịch, Công-Dương-truyện và Cốc-Lương-truyện.

Trước kia đất Giang-nam học các kinh theo cái thuyết của Vương Túc đời Tào-Ngụy, và Đỗ Dự đời Tấn; đất Giang-bắc học theo cái thuyết của Trịnh Huyền đời Đông-Hán. Đến đời nhà Đường vua Thái-tôn muốn hỗn-hợp cái học của Nam Bắc mà định ra cái chính nghĩa, để làm tiêu-chuẩn cho học-giả, bèn sai Khổng Dĩnh-Dạt 孔 穎 達 cùng với chư nho chiết-trung cả hai cái thuyết của nam-phái và bắc-phái mà làm Ngũ-kinh chính nghĩa.

Đại khái kinh Dịch thì theo lời chú-thích của Vương Bật, kinh Thư thì theo lời chú-thích của Khổng An-Quốc, kinh Thi thì theo Mao Trành truyện, kinh Lễ thì theo lời chú-thích của Trịnh Huyền, kinh Xuân-thu thì theo lời chú-thích của Đỗ Dự, sách Luận-ngữ thì theo lời chú-thích của Hà Yến v. v. Các