Trang:Nho giao 3.pdf/112

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

112
NHO-GIÁO


Nho-học trong đời nhà Đường rất thịnh, nhưng quá thiên về đường khoa-cử, cho nên chỉ có cái học văn-từ, mà không có cái học nghĩa-lý vậy.

Cách tuyển-cử. — Về đường tuyển-cử, thì nhà Tùy thấy cái lối dùng chức trung-chính và lấy người chia ra làm chín phẩm có nhiều điều tệ, bèn bỏ cách tuyển-cử ấy, mà đặt ra khoa-cử lấy thi phú mà chọn người.

Nhà Đường theo lối nhà Tùy mà định lại phép khoa-cử, đại lược như sau này:

Những người do các học quán ở kinh-sư và do nhà học, nhà hiệu, ở châu huyện cử ra, gọi là sinh-đồ 生 徒; những người không học ở nhà học nhà hiệu mà do thi ở châu huyện cử ra gọi là cống-cử 貢 舉. Những sinh-đồ và cống-cử đều phải vào kinh-đô thì ở Thượng-thư tỉnh.

Những khoa thi ở Thượng-thư tỉnh thì có: khoa tú-tài, phải thi 5 đạo văn-sách, nói về các phương-lược; khoa minh-kinh phải thi 10 đạo kinh thiếp (lấy một đoạn sách, viết đoạn đầu và đoạn cuối, bỏ đoạn giữa để thí-sinh viết vào) và 10 đạo kinh sách; khoa tiến-sĩ, phải thi 5 đạo văn-sách nói về thời-vụ, như những việc hóa tục giáo dân v. v., và hai thiên tạp văn. Những khoa ấy chia ra thượng thượng, thượng trung, thượng hạ, trung