Trang:Nho giao 3.pdf/114

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

114
NHO-GIÁO


học. Bởi khoa-cử và văn-từ mà thành ra cái tục trọng khí-tiết đời Hán mất hết cả, mà hai chữ liêm sỉ lúc ấy cũng không có nữa.

Xem cái học nghĩa-lý đời nhà Hán đã là kém, nhưng còn có cái học trọng khí-tiết gây thành cái phong-tục rất tốt. Đến đời nhà Đường thì cái học nghĩa lý lại kém hơn nữa, mà cái học trọng khí-tiết cũng không có. Kết-quả đến đó, thật là cái phần cao-siêu của Nho-giáo ngõ hầu gần hết vậy.

II. — DANH-NHO ĐỜI TÙY VÀ ĐỜI ĐƯỜNG

Nhà Tùy nối nghiệp Nam-Bắc-triều, thống-nhất thiên-hạ, làm vua được hơn vài mươi năm, cho nên việc văn-học không mở-mang được mấy, và những danh-nho cũng không có mấy người. Xem như khi vua Đạng-đế nhà Tùy mới lên ngôi, trưng-triệu những người nho-học đến Đông-đô (Lạc-dương) để giảng-luận việc học, thì chỉ có Lưu Xước 劉 焯 và Lưu Huyền 劉 炫 là hơn cả. Tuy nhiên thủa ấy có Vương Thông 王 通 là kẻ ẩn-nho, ở nhà dạy học, đem cái tư-tưởng Bắc-phương, lấy nghĩa lý trong các Kinh Truyện,