Trang:Nho giao 3.pdf/115

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

115
NHO-GIÁO


mà vãn hồi cái thực-học của Nho-giáo lại được ít nhiều.

Đến đời nhà Đường thì ngay lúc đầu, vua Thái-tôn chăm lo chấn-hưng việc học, nhưng vì nhà Đường lại thiên trọng về khoa-cử, thành thử cái học từ-hoa thì rất thịnh, mà cái học đạo lý thì vẫn suy. Bởi cái học từ-hoa ấy, cho nên vào khoảng trung-diệp nhà Đường, về đời vua Huyền-tôn, những văn-sĩ như Lý Bạch 李 白, Đỗ Phủ 杜 甫, Vương Duy 王 維 v. v. đều là người có tài quán-thế về đường thi văn. Đến sau lại có Hàn Dũ 韓 愈 và Liễu Tôn-Nguyên 柳 宗 元 đều muốn phát minh cái học của Khổng Mạnh, nhưng vẫn không thoát khỏi lối học từ-chương.

Nói rút lại, trong đời nhà Tùy và nhà Đường, chỉ có Vương Thông va Hàn Dũ là người chân-chính nho-học mà thôi.

VƯƠNG THÔNG

Vương Thông 王 通 tự là Trọng-yêm 仲 淹 dòng dõi nhà nho-học, người huyện Long-môn, thuộc tỉnh Sơn-tây ngày nay. Ông sinh vào năm Khai-hoàng thứ tư (584) đời nhà Tùy. Thủa nhỏ ông chuyên trị năm Kinh, đến năm