Trang:Nho giao 3.pdf/128

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

128
NHO-GIÁO


Sách Đại-học nói rằng: đời xưa muốn sáng cái đức sáng với thiên-hạ, thì trước hết phải trị nước; muốn trị nước, thì trước hết phải tề gia; muốn tu thân thì trước hết phải chính tâm; muốn chính tâm thì trước hết phải thành ý. Thế thì đời xưa bảo chính tâm, thành ý đó, có phải là vô vi đâu, là toan để hữu vi vậy. Nay kẻ kia muốn trị cái tâm, mà lại để cái tâm ra ngoài sự thiên-hạ quốc-gia, làm tuyệt-diệt mất cái đạo của Trời, làm con mà chẳng coi cha là cha, làm tôi mà chẳng coi vua là vua, làm chồng mà chẳng coi vợ là vợ, làm vợ mà chẳng coi chồng là chồng, làm học-trò mà chẳng coi thầy là thầy, làm bạn mà chẳng coi bạn là bạn, làm dân mà chẳng coi việc sĩ, nông, công, cổ, là việc mình, thì mấy nỗi mà chẳng hóa ra rợ mọi vậy. Ôi! nói rằng giáo-hóa của tiên-vương là thế nào? Về văn-chương thì kinh Thi, kinh Thư, kinh Dịch, kinh Xuân-thu; về phép-tắc thì lễ nhạc và hình chính; về việc dân thì sĩ, nông, công, cổ; về trật-tự thì quân thần, phụ tử, sư sinh, bằng hữu, tân chủ, huynh đệ, phu phụ; về đồ mặc thì tơ gai; về chỗ ở thì nhà cửa; về đồ ăn thì thóc gạo, rau quả, cá thịt. Cái đạo ấy dễ hiểu, cái giáo ấy dễ làm. Cho nên lấy đó để sửa mình thì thuận và rõ, lấy đó để giúp người thì thiện mà công, lấy đó để trị