Trang:Nho giao 3.pdf/130

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

130
NHO-GIÁO


ở đoạn cuối cùng, thì ông muốn lấy việc truyền đạo-thống của Khổng Mạnh làm trách-nhiệm của mình. Song xét ra ông chỉ là một nhà làm văn giỏi mà thôi, chứ không phải là nhà học-giả tìm đến chỗ sâu xa huyền-bí của Nho-giáo, cho nên lời nghị-luận của ông, tuy có vẻ rất bóng-bảy về đường hình-thức, nhưng về đường nghĩa-lý vẫn không đủ. Tuy nhiên, cái công của ông đối với Nho-giáo không nhỏ, là ông cố sức đem cái thực học mà chữa cái học hư-văn của người đương-thời, và nhờ có ông mà cái nền văn-chương đời Đường bỏ bớt được cái lối nịch-nhược của Lục-Triều. Ấy cũng đủ làm một nhà đại danh trong Nho-giáo vậy.

Tóm lại mà nói, Nho-giáo đời Tùy và đời Đường tuy có cái phản-động-lực đối với cái học đời Tam Quốc, Lục Triều, nhưng cái học phong vẫn không ra ngoài cái phạm-vi từ-chương. Đời nhà Tùy có Vương Thông muốn vãn-hồi cái thực-dụng của Nho-giáo, song các môn-đệ không ai nối được cái chí, thành thử cái học ấy cũng không phát-đạt