Trang:Nho giao 3.pdf/131

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

131
NHO-GIÁO


được. Qua sang đời nhà Đường, Nho-giáo có phần chấn-hưng hơn trước, nhưng chỉ thịnh về đường văn-chương, chứ về đường đạo-lý vẫn không phát-minh ra được. Xem như người đại-biểu Nho-giáo trứ-danh hơn cả là Hàn Dũ mà cái học cũng không được tinh-thâm, thì đủ rõ cái tinh-thần của Nho-giáo đã suy kém lắm vậy.

Đến khi nhà Đường thất chính, đời Ngũ-Quí binh liên họa kết, cái đức-giáo càng ngày càng kém, kẻ sĩ-phu không có mấy người nghĩ đến sự liêm-sỉ, ai cũng chỉ xu danh trục lợi. Thậm chí những người như Phùng Đạo 馮 道 đời Hậu-Đường và Hậu-Tấn làm quan mấy đời triều, mà sau đem thân thờ Khiết-đan, thế mà sĩ-phu còn có người ca-tụng công-đức, thì biết cái hoc khí-tiết mất hết cả.

Về đường hình thức, thì vào quãng cuối đời nhà Đường, sách vở mới bắt đầu in ra, rồi đến đời Ngũ-Quí lại khoáng-trương thêm hơn lên. Năm Trường-hưng thứ hai (931) đời vua Minh-tôn nhà Hậu-Đường, Phùng Đạo làm tể-tướng, tâu xin sai Quốc-tử-giám hiệu-chính chín Kinh, để in ra bán. Các sách vở nhờ đó mà truyền-bá ra chỗ dân-gian. Mối văn-học phổ biến khắp thiên-hạ là bởi cơ-hội ấy vậy.