Trang:Nho giao 3.pdf/137

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

137
NHO-GIÁO


thụ thụ cho nhau và lan ra chỗ dân gian. Đến đời Nam-Tống có Chu Hi nối cái học của họ Trình mà làm cho có thế-lực rất mạnh.

Sự mở-mang và sửa đổi việc học. — Đời vua Thái-tổ nhà Tống, năm Khai-bảo thứ sáu (973) có kỳ thi tiến-sĩ, quan coi việc thi, thiên tư, lấy người không công, thành ra có nhiều người kêu. Vua Thái-tổ bèn ra ngự ở Giảng-võ-điện, cho cả những người đã trúng cử và không trúng cử vào thi lại. Lần ấy lấy tiến-sĩ và các khoa được 127 người cập-đệ. Thi xong vua ban yến và ban cho tiền 20.000. Lệ điện-thí khởi đầu từ đó.

Đến đời vua Thái-tôn (976-997) lập Sùng-văn-viện, chứa hơn 80.000 quyển sách và lại sai quan in sách Sử-ký và các sách đời Hán. Những sách vở từ đó in ra rất nhiều.

Đời vua Nhân-tôn, năm Khánh-lịch thứ ba (1043) lập nhà Tứ-môn-học cho con kẻ sĩ và con người thường dân vào học, và lại mở rộng nhà Thái-học, nnôi sinh-viên đến 200 người. Vua Nhân-tôn lại xuống chiếu đặt nhà học nhà hiệu ở các châu huyện. Lúc ấy sự văn-giáo rất thịnh, không kém gì đời nhà Đường. Song sự học vẫn theo lối khoa cử như những đời trước. Bấy giờ quan Tể-tướng là Phạm Trọng-Yêm 范 仲 淹 thấy lối