Trang:Nho giao 3.pdf/138

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

138
NHO-GIÁO


học ấy có nhiều điều tệ, bèn đổi lại cách thi cử, bắt phải trước thi luận sách, rồi sau thi thi phú, để khiến kẻ sĩ lưu tâm ở sự trị loạn, và bỏ lối thiếp mặc mà hỏi đại nghĩa các Kinh, để những kẻ học Kinh không chuyên ở sự ký tụng. Song nhân tình không ưa sự cải-cách, việc ấy đến khi Pham Trọng-Yêm thôi làm Tể-tướng, lại trở lại như cũ.

Đời vua Thần-tôn, Vương An-Thạch làm Tể-tướng, thi hành tân-pháp, đổi lại việc giáo-dục và cách tuyển-cử. Ông thường nói rằng: « Kẻ sĩ đương lúc trẻ mạnh nên giảng cái chính lý của thiên-hạ. Nay đóng cửa, học làm thi phú, kịp đến khi ra làm quan, việc đời không quen gì cả. Ấy là khoa pháp làm bại-hoại nhân tài vậy ». Ông bèn bỏ lối thi phú và lối thiếp mặc, chuyên lấy kinh nghĩa và văn sách để thi kẻ sĩ.

Vương An-Thạch lại muốn bỏ hẳn lối khoa cử mà lấy những kẻ sĩ ở nhà học ra làm quan, bèn mở rộng nhà Thái-học lập ra tam xá pháp 三 舍 法, nghĩa là chia học-xá ra làm ba hạng, gọi là ngoại xá, nội xá và thượng xá. Học-trò mới vào học thì ở ngoại-xá. Học một năm rồi, ai đỗ thì vào học ở nội-xá. Học ở nội xá một năm rồi thì lên thượng-xá. Sau lại đặt ra học lịnh, định những học-sinh ở thượng xá chia ra làm ba bậc. Ai thi đỗ bậc thượng đẳng, thì được miễn điện-thí, ai thi