Trang:Nho giao 3.pdf/142

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

142
NHO-GIÁO


địa vạn vật nhất thể, có lắm điều rất huyền-diệu, học-giả trong nước nhiều người rất lấy làm tôn sùng. Trong khi ấy Nho-giáo cứ bo bo giữ cái thái-độ tầm-thường, bao nhiêu tư-tưởng chỉ là là ở trên mặt đất, bó buộc người ta trong cái khuôn phép chật-hẹp. Theo cái lý đương-nhiên, thì vật cùng tắc biến, tất là phải có cái phản-động-lực, bắt Nho-giáo phải vượt qua khỏi cái khu-vực nhỏ hẹp mà xưa nay đã từng quen, để đem mình bay bổng lên cõi lý-tưởng mà ngắm cảnh biến-hóa của vũ-trụ và xem cuộc xoay-vần của trời đất.

Cái phản-động-lực ấy không phải là đến đời Tống mới bắt đầu có, nguyên cái mầm đã khởi từ khi Dương Hùng, ở cuối đời Tây-Hán, làm sách Thái-huyền nói về đạo huyền, sau lại có Vương Thông ở đời Tùy cũng muốn đem cái phần cao diệu của thánh hiền mà phát-huy ra, nhưng vì Vương Thông hưởng thọ không được bao lâu, và cái hoàn-cảnh cũng không tiện-lợi, cho nên cái mầm ấy không sinh nở ra được.

Đến đời nhà Tống, phần thì về đường chính-trị vua quan đều hết lòng tưởng-lệ Nho-học, phần thì về đường học-vấn nhờ có sự đun đẩy của Lão-học và Phật-học, các học-giả mới phấn-chấn lên, cố đem cái học tâm-truyền đã mất lâu ngày mà phát huy ra, tìm