Trang:Nho giao 3.pdf/150

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

150
NHO-GIÁO


hơn cả. Sách ấy làm theo lý-thuyết kinh Dịch và kinh Thái-huyền của Dương Hùng, có 60 thiên, nói về tượng-số của trời đất, sự biến hóa của lý Thái-cực và đạo của thánh hiền. Thiệu Khang-tiết lấy những quẻ của vua Phục-Hi đã vạch ra mà định tượng số, lập thành một học-thuyết.

Ông nói rằng; « Vật mà lớn thì không gì bằng trời đất, thế mà cũng có chỗ hết. Cái lớn của trời thì đến âm dương là hết. Cái lớn của đất thì đến cương nhu là hết. Trời bởi động mà sinh ra, đất bởi tĩnh mà sinh ra vậy. Một động một tĩnh giao với nhau, mà cái đạo của trời đất hết vậy. Lúc mới động thì dương sinh, động đến cực thì âm sinh. Một âm một dương giao với nhau, mà cái dụng của trời đất hết vậy. Lúc đầu mới tĩnh thì nhu sinh, tĩnh đến cực thì cương sinh. Một cương một tnhu giao với nhau, mà cái dụng của đất hế vậy.

« Cái lớn của sự động gọi là thái-dương, cái nhỏ của sự động gọi là thiếu-dương; cái lớn của sự tĩnh gọi là thái-âm, cái nhỏ của sự tĩnh gọi là thiếu-âm. Thái-dương làm mặt-trời; thái-âm làm mặt-trăng; thiếu-dương làm các ngôi sao, thiếu-âm làm khoảng cao mờ trên trời: nhật, nguyệt, tinh, thần, giao với nhau mà cái thể của trời hết vậy. Thái-nhu làm nước, thái-cương làm lửa;