Trang:Nho giao 3.pdf/16

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

16
NHO-GIÁO


thì cũng trầm-tĩnh, kiên-nhẫn, gây nên cái tiềm-lực rất mạnh. Bởi vậy về sau nhân-tài lũ lượt dấy lên, rồi cố đem bày tỏ cái chủ-nghĩa rất tôn-nghiêm, làm cho Nho-giáo thịnh lên. Đó là cái mãnh-lực ở trong của Nho-giáo vẫn có sẵn, cho nên đến khi gặp được cái cơ-hội ở ngoài giúp cho, thì sự thắng-lợi rất dễ vậy.

Cái cơ-hội ấy lúc đầu còn có sự khó-khăn, nhưng sau gặp ông vua có uy-quyền và quả-quyết tôn-sùng Nho-giáo, thì không còn có ngại trở gì nữa. Sự khó-khăn lúc đầu là khi vua Cao-tổ (202-193) mới định xong thiên-hạ, việc chiến-tranh chưa hết hẳn, vậy nên sự cấm học tuy không nghiêm-ngặt như đời nhà Tần, nhưng cái lệnh cấm học vẫn chưa bỏ. Đến đời vua Huệ-đế (194-187) mới trừ cái luật cấm cắp sách đi học, rồi đến đời vua Văn-đế (179-157) mới đặt quan bác-sĩ. Song đến đời vua Cảnh-đế (156-141) lại bị bà Đậu Thái hậu thích cái học Hoàng Lão làm cho những người nho-học phải nhượng bộ. Trong khoảng hơn sáu-mươi năm đầu đời nhà Hán, Nho-học lúc tiến lúc thoái, phải chống giữ với các học-phái khác.

Kế đến vua Vũ-đế nhà Hán, là ông vua có hùng-tài đại-lược và lại sùng-thượng Nho-học. Năm Kiến-nguyên nguyên-niên (140 trước Tây-lịch) ngài lên ngôi, liền xuống