Trang:Nho giao 3.pdf/162

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

162
NHO-GIÁO


rất cao, trong bụng rộng-rãi, sáng suốt như quang phong tễ nguyệt ».

Sách của ông làm ra mất-mát đi, duy chỉ có Thái-cực đồ-thuyết 太 極 圖 說 và Thông-thư 通 書 còn truyền ở đời.

Những điều sở đắc của ông không phải là bởi có thầy truyền cho, thường là tự ông thể nghiệm cái học vô-ngôn của họ Khổng, hàm dưỡng cái thú chí-lạc của họ Nhan, mến cái nước mát sạch ở trong khe, yêu cái cỏ xanh tốt ở trước sân, mà lĩnh hội được đến chỗ uyên nguyên vậy.

Thái-cực đồ-thuyết.— Chu Liêm-khê hiểu thấu cái gốc nguyên thủy của Vũ-trụ. Cái gốc ấy vô thanh, vô khứu, vô phương sở, vô hình trạng, ở ngoài hết cả những cái mà ta có thể ý hội được, thế mà vẫn làm khu-nữu cho vạn vật. Nhưng vì không biết dùng chữ gì mà gọi cho đúng, cho nên mới gọi là Vô-cực, Vô-cực không phải là không không hẳn, nhưng chính là cái Tự-tại, vô thủy, vô chung, bất sinh, bất diệt. Cái tự-tại ấy không phát ra là Vô-cực, mà phát ra là Thái-cực. Vậy Vô-cực và Thái-cực là một thể.

Xét về mặt sinh hóa thì Thái-cực là cái khởi điểm nguyên thủy của vạn hữu. Có cái khởi điểm ấy rồi mới có sự sinh sinh hóa hóa vô cùng. Đó là cái uyên nguyên sự học hình-nhi-