Trang:Nho giao 3.pdf/166

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

166
NHO-GIÁO


và cái thể động của Thái-cực mà thành ra. Hiểu được lẽ điều-hòa ấy là biết được cái huyền-bí của tạo-hóa và cái đạo của thánh hiền.

Bởi có chữ « Vô-cực nhi Thái-cực » mà về sau nho-giả có người cho là Chu Liêm-khê theo cái học của Lão-tử, nói có « vô » rồi mới có « hữu ». Chu Liêm-khê sở dĩ viết câu ấy lên đầu Thái-cực đồ thuyết, là cốt để nói rõ cái căn-nguyên hình-nhi-thượng của Khổng-giáo, chứ không có ý gì bàn về « vô » và « hữu ». Vả lại, cách mấy câu sau, ông nói: « Thái-cực bản Vô-cực giã 太 極 本 無 極 也 » và lại nói: « Vô-cực chi chân, nhị ngũ chi tinh, diệu hợp nhi ngưng, kiền đạo thành nam, khôn đạo thành nữ 無 極 之 真,二 五 之 精,妙 合 而 凝,乾 道 成 男,坤 道 成 女 », thì rõ Vô-cực và Thái-cực là một vậy.

Hậu nho có người lại thấy có sự tranh-luận của Lục Tượng-sơn và Chu Hối-am về điều ấy, mà bảo là Chu Liêm-khê theo Lão-học, thì thật là không hiểu cái học của Chu Liêm-khê và chỗ cao của Nho-giáo.

Thông-thư. — Chu Liêm-khê làm sách Thông thư để bàn cái nguồn-gốc tính thiện và cách tu-dưỡng của người quân-tử. Ông cho sự thành 誠 là cỗi rễ của ngũ thường, căn-bản của trăm nết. Thành vượt qua thiện