Trang:Nho giao 3.pdf/167

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

167
NHO-GIÁO


ác, mà cùng đồng-thể với Thái-cực. Cho nên khởi đầu ông nói rằng: Thành giả thánh-nhân chi bản 誠 者 聖 人 之 本: Thành là cái gốc của thánh-nhân » Thành là chí-thực, vô vọng, tức là nói cái chính lý của trời đất phú cho vạn vật.

Lúc đầu đạo kiền mới động, vạn vật lấy đó làm trước. Ấy là nguồn gốc sự thành vậy. Đạo kiền biến hóa định ra tính mạnh, sự thành mới lập vậy. Thành là thuần túy chí thiện. Cho nên kinh Dịch nói rằng: « Nhất âm nhất dương chi vị đạo, kế chi giả thiện giã, thành chi giả tính giã 一 陰 一 陽 之 謂 道,繼 之 者 善 也,成 之 者 性 也 ». Nhất âm nhất dương là nói cái động-thể của Thái-cực. Cái động-thể ấy là đạo. Noi được đạo ấy là thiện, lập thành đạo ấy là tính. Vậy tính không thể không thiện được.

Bậc thánh-nhân sở dĩ là thánh, là bởi có hoàn-toàn cái thực lý. Cho nên nói rằng: « Thánh, thành nhi dĩ hĩ 聖,誠 而 已 矣: Thánh là thành mà thôi ».

Thành và cơ. — Thành có hai thể: động và tĩnh. Tĩnh thì vô mà động thì hữu. Thể tĩnh rất công chính mà thể động rất minh đạt. Cho nên người ta giữ được hoàn toàn sự thành, không giả dối chút nào, là vô-vi, vô-ngại vậy.