Trang:Nho giao 3.pdf/176

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

176
NHO-GIÁO


Trọng-Yêm. Phạm Trọng-Yêm bảo ông về học sách Trung-dung, nhưng ông cho là chưa đủ, bỏ đi học đạo Phật và đạo Lão. Ông học những đạo ấy, thấy không sở đắc gì cả, lại trở về học sáu Kinh của Nho-giáo, rồi cùng với Trình Hạo và Trình Di bàn cái cốt-yếu đạo-học. Ông hớn-hở mà nói rằng: « Đạo ta tự đủ, sao lại đi tìm ở đâu ». Từ đó ông bỏ các học-thuyết khác mà theo Nho-học.

Sau khi ông thôi quan về ở nhà dạy học và làm ra những bài Đông-minh 東 銘 Tây-minh 西 銘 sách Chính-mông 正 蒙 và sách Dịch-thuyết 易 說. Trong những sách ấy, có bài Tây-minh và sách Chính-mông nói rõ cái tôn-chỉ sự học của ông hơn cả.

Tây-minh. — Trương Hoành-cừ viết hai bài minh ở hai bên tả hữu nhà học, gọi là Đông-minhTây-minh, có nhiều ý-nghĩa sâu xa, cho nên Trình-tử mới chép mà truyền cho các học-giả.

Trong bài Tây-minh, Trương Hoành-cừ nói rằng: « Kiền xưng là cha, khôn xưng là mẹ, ta nhỏ mọn hỗn-nhiên ở giữa. Cho nên cái lấp khắp trong khoảng trời đất là cái tính của ta. « Dân ngô đồng-bào, vật ngô giữ giã 民 吾 同 胞,物 吾 與 也: Dân là anh em đồng-bào của. ta, vật là cùng ta chịu cái lý và cái khí của trời đất vậy. » Nghĩa là người với ta