Trang:Nho giao 3.pdf/178

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

178
NHO-GIÁO


địa-vạn-vật-nhất-thể mà phát minh ra cái quan-niệm bác-ái rất rộng vậy.

Chính-mông. — Lão-giáo thì cho cái « hữu » sinh ra bởi cái « vô », nghĩa là vô là cái nguồn gốc của cái hữu, cho nên người ta phải cần lấy sự thanh tĩnh vô-vi để cho hợp đạo. Phật-giáo thì cho các pháp-tượng trong vũ-trụ đều là mộng-ảo cả. Những pháp-tượng gây ra mọi sự khổ não, cho nên phải cầu sự tịch diệt để giải thoát. Nho-giáo thì cho đạo trời chỉ có âm dương lưu hành biến hóa, cho nên làm người phải theo tính trời mà hoạt-động mà hành-vi. Trương Hoành-cừ theo cái tôn-chỉ ấy của Nho-giáo, làm sách Chính-mông để bày tỏ cái học uyên-thâm của thánh hiền và bài xích những học-thuyết của Phật-giáo và Lão-giáo.

Thái-hư và âm dương. — Trương Hoành-cừ theo nghĩa trong kinh Dịch mà bàn về vũ-trụ. Ông cho trong vũ-trụ chỉ có Thái-hư là chân thực, mà Thái-hư và Thái-cực là một. Vạn vật do đạo Thái-hòa mà sinh ra. Thái-hòa là đạo âm dương biến hóa. Bởi vậy khởi đầu sách Chính-mông, ông nói rằng: « Thái-hòa mà gọi là đạo là bởi trong Thái-hòa có cái tính phù trầm, thăng giáng động tĩnh, tương cảm với nhau, cho nên mới sinh ra cái mối đầu của sự nhân huân tương đạng,