Trang:Nho giao 3.pdf/184

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

184
NHO-GIÁO


thực, động tĩnh, tụ tán, thanh trọc, nhưng đến cùng cực thì chỉ một mà thôi. » Cái hai ấy nói gồm lại là âm dương do cái một là Thái-hư biến ra. Thánh-nhân lập ra Dịch cốt có bấy nhiêu, học giả phải hiểu rằng: « Có cảm rồi sau mơi thông, không có cái hai thì không có cái một. Cho nên thánh-nhân lấy cương nhu để lập bản. Kiền khôn nát thì không thấy đạo Dịch nữa. » Đạo trời đất sở dĩ thành là vì cái lẽ: « Du khí lẫn-lộn rối-rít hợp lại mà thành chất, sinh ra người và vật nghìn vạn giống khác nhau. Âm dương hai mối tuần hoàn không thôi, lập ra cái nghĩa lớn của trời đất. »

Trời đất và vạn vật có là gốc ở hai khí âm dương. Hai khí ấy tương đối và tương điều hòa với nhau, cho nên mới sinh ra các pháp-tượng. Bởi có cái tương-đối và tương-hòa ấy mà các pháp-tượng đều có cái tính ái ố, thành ra có vật dục. Trương Hoành-cừ giải rõ nghĩa ấy rằng: « Cái hư của khí bản, thì im lặng không có hình, cảm rồi mới sinh, tụ lại rồi mới có tượng. Có tượng ấy là có đối, đối tất phải phản lại sự hành-vi của nhau. Có phản, ấy là có thù nghịch, thù nghịch tất phải hòa mới giải được. Cho nên cái tình ái ố đồng ở Thái-hư mà ra, rồi sau thuộc cả về vật-dục. Sự biến-hóa của Thái-hư thì vụt mà sinh, vụt mà thành, không để hở một đường tơ tóc