Trang:Nho giao 3.pdf/185

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

185
NHO-GIÁO


nào, thật là thần vậy ôi! » Thái-hư thành tượng thì phải có cái khí tương-phản và tương-hòa, cũng như người với vật phải có cái tình tương-phản và tương-hòa. Tương-phản là ố, tương-hòa là ái. Ái ố đều do Thái-hư mà ra, nhưng rồi thuộc về vật-dục. Song chỉ có chúng nhân mới theo vật-dục, chứ trời đất thì tự-nhiên mà sinh, tự-nhiên mà thành, chỉ nhân vật phó vật, không có chút hệ lụy nào về sự đình-lưu ngưng-trệ cả.

Trương Hoành-cừ lại nói rõ cái tính của âm dương: « Cái đức của khí dương chủ ở sự phát tán ra, cái đức của khí âm chủ ở sự bế tàng. » Phát tán là chia ra mà sinh, bế tàng là ngưng tụ lại mà thành. Bên tụ lại, bên tán ra, cái thế là tán, nhưng trong lúc tán, dương bị âm, thành ra cái nọ giữ cái kia mà xuống, âm được nhờ có dương mà bay lên. Hai khí chế lẫn nhau mà sinh hóa ra vạn vật. Đó thật là cái căn-nguyên của sự học thức bên Nho-giáo vậy.

Trời đất. — Trời đất là do khí Thái-hư mà thành ra. « Đất sở dĩ gọi là hai, là vì phân ra cương nhu, nam nữ, mà làm chứng hiệu. Trời sở dĩ gọi là ba, là lấy một Thái-cực và hai nghi mà làm tượng. Một vật hai thể là khí vậy. Một cho nên thần, hai cho nên hóa. Ấy Trời sở dĩ là ba vậy. »