Trang:Nho giao 3.pdf/186

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

186
NHO-GIÁO


Trời đất chuyển vần ở trong vũ-trụ: « Đất là thuần âm, ngưng tụ ở giữa; Trời là phù dương quay quanh ở ngoài. Mặt trời mặt trăng và sao, tuy thuận theo trời đi về bên tả, nhưng vì ở vòng trong thì đi chậm hơn, cho nên mới trông ra đi về bên hữu. »

Nhưng đó là nói cái hình-thức và sự chuyển động ở bên ngoài, chứ Trời là cốt ở cái thần: « Thiên chi bất trắc vị thần, thần nhi hữu thường vị thiên 天 之 不 測 謂 神,神 而 有 常 謂 天: Biến hóa bất trắc gọi là thần, thần mà có thường gọi là Trời. » Trời thể được cả vạn vật và chủ tể cả mọi sự, cho nên nói rằng: « Đạo Trời là bốn mùa chuyển vần, trăm vật sinh ra. Trời thể các vật không sót, như là nhân 仁 thể đủ các sự, không có sự nào là không có nhân vậy. »

Thần hóa. — Trong trờ đất chỉ có thần và hóa, biết được hai điều ấy thì hiểu được đạo Trời. Trương Hoành-cừ nói rằng: « Thần là cái đức của Trời, hóa là cái đạo của Trời. Đức là thể, đạo là dụng. Hợp lại với khí chỉ là một mà thôi. Hư minh chiêu giám là cái sáng của thần; không có viễn cận u thâm, lợi dụng xuất nhập. Thần sung tắc khắp cả mọi nơi không có chỗ nào hở cả.

« Khí có âm dương, đun-đảy mà đi, dần dần mà hóa. Hợp làm một mà bất trắc là