Trang:Nho giao 3.pdf/191

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

191
NHO-GIÁO


心 統 性 情 者 也: Tâm tóm cả tính tình vậy ». Ông cho tính là cái bản-thể của tâm, mà tâm là cái thống-danh cả toàn-thể cái tinh-thần của người ta. Cái thực của tâm là Thái-hư, mà Thái-hư là bản-nhiên thành minh 誠 明 tự nó có cái lương-tri. Cái tri ấy mới thật là quí, chứ cái tri do văn kiến không có giá trị là mấy. Bởi vậy mới nói rằng: « Thành minh sở tri, nãi thiên đức lương-tri, phi văn kiến tiểu tri nhi dĩ 誠 明 所 知,乃 天 德 良 知,非 聞 見 小 知 而 : Thành minh mà biết, là cái lương-tri của thiên đức, không phải cái biết do sự văn kiến là cái biết nhỏ mà thôi.[1] » Nếu người ta không hiểu lẽ ấy, mà bỏ cái tính bản-nhiên của trời đất đi, rồi chỉ cầu lấy sự văn kiến cho nhiều để làm tâm, ấy là làm nhỏ cái tâm đi vậy. Vì rằng ở trong vũ-trụ biết bao nhiêu là sự vật, làm thế nào mà biết cho hết được. Biết không hết được, thì cái tâm của mình chỉ là nhỏ hẹp mà thôi. Chi bằng đem cái tâm mà hợp với Thái-hư, tâm hư thì công-bình, công-bình thì hiểu rõ lẽ phải trái, biết được việc nên làm và việc không nên làm.

Người ta sở dĩ không đem tâm hợp với Thái-hư được là vì để cho cái tính khí-chất nó sai


  1. Xem đoạn này thì biết cái học của Hoành-cừ rất có ảnh-hưởng đến cái học của Vương Dương-minh đời Minh.