Trang:Nho giao 3.pdf/192

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

192
NHO-GIÁO


khiến. Vậy nên học-giả phải lấy sự biến hóa khí-chất làm mục-đích cho sự học của mình. Trương Hoành-cừ thường nói rằng: « Học có ích lớn là ở tự mình biến hóa được cái khí-chất. Nếu không, thì không phát-minh được điều gì, và chẳng được thấy cái uẩn-áo của thánh-nhân. » Có biến hóa được cái khí-chất đi, thì cái tâm của mình mới thanh hư và mới hiểu được cái đạo uyên-áo của thánh hiền.

Muốn biến hóa được cái khí-chất, thì trước hết phải có chí. Cho nên nói rằng: « Người có chí ở sự học, thì bất luận cái khí tốt xấu, chỉ xem cái chí thế nào mà thôi. » Nếu cái chí mà kiến dũng, thì lo gì cái khí- chất không biến hóa đi được.

Đó là lược lấy những điều cốt yếu trong sách Chính-mông để hiểu cái học của Trương Hoành-cừ sở chủ ở điều gì. Ông thật đã có công đem cái học hình-nhi-thượng của Nho-giáo mà phu-diễn ra rất tường tận. Song đối với cái học ấy thường là phải trầm tư mặc tưởng, rồi lâu ngày tự giác ngộ lấy, chứ không thể lấy văn-từ mà tả cho biết ý nghĩa được. Đã gọi là hình-nhi-thượng thì chỉ có tự mình ý-hội lấy mà thôi, chứ không thể dùng cái hình-nhi-hạ mà hình-dung cho đủ cả được. Bởi thế cho nên sách Chính-mông tuy đã là tinh tường, nhưng hãy còn có điều khuyết-điểm. Trình Minh-đạo xem sách ấy rồi viết thư bảo