Trang:Nho giao 3.pdf/193

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

193
NHO-GIÁO


Trương Hoành-cừ rằng: « Những lời bàn thì đại khái có cái tượng khổ tâm cực lực lắm, nhưng không có cái khí khoan dụ, ôn nhu. Không phải là bởi có cái minh tuệ soi đến, chỉ bởi có cái công khảo-sách tìm được đến thế, cho nên cái ý thường thiên mà lời nói có nhiều chỗ bế tắc. Mong rằng về sau cái nghĩa lý ngấm nghía ra, có ngày tự-nhiên sẽ được điều-xướng, nghĩa là sẽ được thông đạt khoan hoằng. »

Bởi cái học của Trương Hoành-cừ lấy sự biến hóa khí-chất làm cốt-yếu và lại cho là: « Trời sinh vật có tự, vật thành hình có trật; biết tự thì đạo thường chính, biết trật thì lễ hành », cho nên ông hết sức đem mình thực-tiễn những điều lễ nghĩa. Phàm sự cử chỉ, hành động, không điều gì là ông không thủ lễ. Vì vậy cái học của ông thành ra khổ khắc, phiền phức, không ung-dung, thư thái như cái học của Chu Liêm-khê. Tuy nhiên, ông là một nhà có tư-tưởng trác lạc, cùng với Thiệu Khang-tiết và Chu Liêm-khê, mỗi người một phương-diễn, xây đắp nên cái nền lý-học đời Tống vậy.

3. — LẠC-PHÁI

Chu Liêm-khê truyền cái học của mình cho môn-đệ là hai anh em họ Trình: Trình