Trang:Nho giao 3.pdf/197

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

197
NHO-GIÁO


nước đục không phải là nước được. Nước đục, thì người ta phải dùng công mà làm cho trong. Dùng công nhiều thì mau trong, dùng công ít thì lâu trong. Đến khi đã trong, thì nước ấy với nước lúc đầu vẫn là một nước, chứ không phải là đem thứ nước trong khác thay thứ nước đục ấy, cũng không phải lấy thứ nước đục ấy đem bỏ ra một chỗ. Nước trong là như tính thiện vậy. Cho nên thiện và ác không phải là hai vật tương đối ở sẵn trong tính mà ra. Lẽ ấy là mệnh trời, thuận mà theo là đạo, theo mà sửa đạo ấy cho phần nào ra phần ấy là giáo vậy. Tự thiên mệnh cho đến giáo, ta không có thêm bớt gì nữa. »

Ý Trình Minh-đạo cho là tính của thiên mệnh bản-nhiên chí tĩnh thì thiện, đến khi đã có cái khí bẩm, thì tuy không bảo được là không phải tính, nhưng không phải là cái bản-nguyên như từ lúc người sinh ra mà hãy còn tĩnh nữa. Nếu luận cái bản-nguyên, thì như kinh Dịch bảo là « kế thiện » mà Mạnh-tử bảo là tính thiện. Ấy là bởi mệnh Trời khiến như thế, lẽ nào lại có cái ác mà tương đối hay sao? Có cái « kế thiện », thì tất có cái « thành tính », cũng như nước có nguồn, thì tất có dòng chảy. Dòng chảy mà có trong đục, cũng như khí bẩm có thiện ác. Cái bản-nhiên của nước là trong, chứ không có trong