Trang:Nho giao 3.pdf/20

Văn thư lưu trữ mở Wikisource
Trang này đã được hiệu đính, nhưng cần phải được phê chuẩn.

20
NHO-GIÁO


Chỗ 60 vạn người trở lên, thì mỗi năm cử ba người.

Chỗ 80 vạn người trở lên, thì mỗi năm cử bốn người.

Cho 100 vạn người trở lên, thì mỗi năm cử năm người.

Chỗ 120 vạn người trở lên, thì mỗi năm cử sáu người.

Cái số ấy định làm lệ như thế, song chỗ nào không có người giỏi, thì thôi. Ai đã cử người nào là phải chịu trách-nhiệm. Hễ người ứng-cử mà không xứng-đáng, hoặc làm gì bậy, thì người bảo-cử phải chịu tội.

Sử gia đời Đông-Hán là Ban Cố 班 固 chép rằng: « Từ khi vua Vũ-đế lập quan bác-sĩ coi năm kinh, đặt chức đệ-tử-viên giảng các khoa, thi văn sách, lấy quan-lộc mà khuyến-khích kẻ học-giả, đến năm Nguyên-thủy đời vua Bình-đế (1-5) kể hơn một trăm năm, những người truyền nghiệp học thịnh dần lên, phân ra chi nọ ngành kia rất nhiều. Một kinh giảng đến hơn trăm vạn lời. Những danh-sư có đến hơn nghìn người. Vì là con đường lợi-lộc khiến như thế vậy ». Ấy là nói Nho-học đời Tây-Hán là thế. Đến đời Đông-Hán (25-220), thì Nho-học lại thịnh hơn nữa. Trong triều ngoài dã, đâu đâu cũng sùng thượng Nho-học, và gây thành cái nền văn-hóa rất thịnh ở đời Hán vậy.